Xem nhiều điện thoại tác động đến trẻ như thế nào?

Trong hoàn cảnh xã hội hiện đại ngày nay, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử từ rất sớm. Để dỗ các con ăn, các bậc phụ huynh cũng sẵn sàng để cho con xem tivi, video trên điện thoại thông minh (smartphone). Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tương lai của trẻ.
Các bệnh về mắt: thói quen nhìn chằm chằm vào di động trong thời gian dài sẽ dễ khiến bé cảm thấy nhức mắt, khô mắt thậm chí mờ dần. Thói quen này có thể gây cận thị và các bệnh về mắt.
Bệnh tim mạch: những bức xạ phát ra từ điện thoại di động có thể gây ra những rối loạn chức năng tim.
Thoái hóa thần kinh và cong vẹo cột sống: các bức xạ có hại phát ra từ điện thoại di động có thể gây tổn hại DNA, từ từ dẫn tới thoái hóa thần kinh. Ngoài ra dùng điện thoại với tư thế không chuẩn trong thời gian dài dễ khiến trẻ bị cong vẹo cột sống.
Co giật, liệt cơ mặt: Khi trẻ chơi game, sử dụng điện thoại hay xem tivi quá nhiều, mắt và thần kinh luôn trong trạng thái tập trung cao độ dẫn đến căng thẳng, không chỉ làm tăng các tật khúc xạ mà còn là nguyên nhân khởi phát rối loạn TIC. Tật máy giật các cơ (rối loạn Tic vận động) là triệu chứng đầu tiên gặp trong 80% các trường hợp và đa số là ở mặt, 20% còn lại rối loạn trong lời nói (rối loạn Tic âm thanh). Tic là hội chứng không thể điều trị triệt để, khả năng tái phát rất cao nên cha mẹ cần hạn chế trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, xem ti vi và cần tạo môi trường lành mạnh về tinh thần và thể chất cho trẻ.
Nguy cơ mỏng vỏ não: Theo một nghiên cứu của Mỹ, những trẻ em dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng và chơi các trò chơi video hơn 7 giờ/ngày đã có dấu hiệu bị mỏng vỏ não sớm hơn so với những trẻ em không sử dụng những thiết bị này.
Phát triển khối u: nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em sử dụng điện thoại di động nhiều có khả năng phát triển của khối u lành tính trong não và tai.
Giảm khả năng tập trung: các sóng vô tuyến từ điện thoại di động sẽ thâm nhập sâu vào não, không chỉ xung quanh tai. Nếu trẻ sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi thì khi vào học bé khó tập trung được hơn, giảm khả năng học tập và các việc khác.
Vậy trẻ cần sử dụng điện thoại thế nào và trong bao lâu thì hợp lý? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Trẻ từ 2 đến 5 tuổi nên được giới hạn thời gian sử dụng tối đa trong 1 tiếng, tốt nhất nên có người lớn xem cùng, ba mẹ nhé
cre : soyte.namdinh.gov.vn
𝐒𝐞̉ 𝐜𝐡𝐢𝐚 𝐲𝐞̂𝐮 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐜𝐮̀𝐧𝐠 𝐦𝐞̣
______________________________
𝗛𝗿𝗻𝗲𝗲 – 𝗠𝗲̣ 𝗰𝗵𝗼̣𝗻 𝗹𝗮̀ 𝗻𝗵𝗮̂́𝘁!
Hotline : 0856.996.995
HRNEE – Smart Wear
Subscribe
Login
0 Comments